Pages

This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Tư, 26 tháng 9, 2012

Chơi Trung Thu theo kiểu "ngày xưa" tại Trường Mầm non VSK Phương án 0 tuổi

Chơi Trung Thu theo kiểu "ngày xưa"

Các bạn nhỏ vô cùng thích thú khi tự tay làm nên những đồ chơi Trung thu cho riêng mình.
Trên khắp mọi nẻo đường Thủ đô, không khí mùa thu ngập tràn từng con ngõ nhỏ, mang theo những sắc màu vui nhộn đầy náo nức của dịp lễ Trung Thu đang khấp khởi tìm về.

Còn nhớ những ngày này năm cũ, khi lũ trẻ háo hức mong chờ, khao khát những món đồ chơi giản dị và thậm chí rẻ tiền, cái tết Trung thu có khi còn là một lễ hội lớn hơn mọi dịp lễ nào khác trong năm.

Đám trẻ con từ đầu mùa đã rủ nhau phơi khô những hạt bưởi, tìm lại sách vở cũ để tích trữ giấy, làm đèn ông sao, đi nhặt vỏ lon, hộp bột giặt để “chế” đèn lồng.

Không chỉ có bọn trẻ mới rục rịch chuẩn bị, mà người lớn cũng không kém phần náo nức khi cặm cụi làm cho con cháu những chiếc đèn kéo quân, rồi cầm chiếc đèn lên ngắm nghía mà kéo theo sau lưng là cả lũ nhóc con đang thèm thuồng, háo hức.

Chơi Trung Thu theo kiểu "ngày xưa"
Đồ chơi nhập ngoại sặc sỡ được bày bán khắp nơi.

Ngày nay, khi phố phường cứ đến mùa Trung thu là đồ chơi muôn hình vạn trạng bày tràn ra cả lề đường, ngõ phố, các bậc phụ huynh bận rộn chỉ cần rút ví ra mua là đã có thể "hoàn thành nhiệm vụ" với con.

Tuy nhiên, niềm vui thích của con trẻ dành cho ngày Trung thu cũng vì thế mà dần trở nên nhạt nhòa. Những chiếc đèn lồng sặc sỡ, những chiếc mặt nạ cầu kỳ, những khẩu súng, thanh gươm có gắn pin, lắp nhạc,… chơi được mấy ngày là lại quăng quật hay nằm yên vị trong sọt rác

Mùa Trung thu đi qua không lưu lại nhiều dấu ấn trong tâm trí trẻ thơ.

Nhìn những quán hàng bày bán muôn loại đồ chơi nhập ngoại rực rỡ, nhiều màu sắc mà đa số trong đó đến từ Trung Quốc, nhiều người không khỏi cảm thấy chạnh lòng.

Chơi Trung Thu theo kiểu "ngày xưa"
Đến cả người bán hàng dù vẫn phải mưu sinh bằng những món đồ chơi ngoại nhập này nhưng cũng thấy xót xa cho một hình ảnh trung thu truyền thống đã dần mai một.

Để giúp các bạn nhỏ tìm lại những xúc cảm vô giá về một dịp Trung thu đậm nét truyền thống, cũng như để truyền cho lớp trẻ nhận thức về cuộc sống, về thái độ trân trọng những gì do chính bàn tay mình làm nên, nhiều phụ huynh và nhà trường đã tổ chức các buổi hướng dẫn làm đồ chơi trung thu cho bé.

Để học cách tự làm đồ chơi cho mình, các bé được chia thành từng nhóm để làm đèn ông sao, làm đèn lồng, làm pháo hạt bưởi và mặt nạ.

Cùng xem các bạn nhỏ của chúng ta bắt tay vào thực hiện như thế nào nhé!

Chơi Trung Thu theo kiểu "ngày xưa"
Các bé chăm chú nghe cô giáo hướng dẫn cách làm đèn ông sao từ các vật liệu đã được các cô chuẩn bị sẵn.

Chơi Trung Thu theo kiểu "ngày xưa"
Để dán giấy màu vào khung đèn ngôi sao, bé phải thật cẩn thận để không dán lệch và cho ra một sản phẩm thật đẹp mắt.

Chơi Trung Thu theo kiểu "ngày xưa"
“Cô xem con dán thế này đã đúng chưa ạ?”

Chia sẻ về việc hướng dẫn các cháu cách tự làm những món đồ chơi truyền thống, cô giáo Nguyễn Thị Tuyết cho biết: “Mặc dù ở lứa tuổi này, các con thường rất nghịch ngợm và hiếu động, nhưng các cô không hề gặp khó khăn gì trong việc truyền đạt cho các con bởi vì các con rất háo hức và tập trung cao độ khi được tự làm đồ chơi cho mình.”

Chơi Trung Thu theo kiểu "ngày xưa"
Còn ở khu vực này, các bé đang tập làm đèn lồng từ những quả bóng nhựa cũ.

Chơi Trung Thu theo kiểu "ngày xưa"
Bé Nhật Nam rất khoái chí vì đã gần hoàn thiện chiếc đèn lồng của mình.

Chơi Trung Thu theo kiểu "ngày xưa"
Còn ở đây, các bạn nhỏ đang tỉ mỉ bóc hạt bưởi để làm "pháo".
Không chỉ đơn giản là truyền thụ cách làm một món đồ chơi, các cô còn kể cho các bé về truyền thống lâu đời của dân tộc. Bên cạnh việc tìm hiểu ý nghĩa để biết cách gìn giữ những nét văn hóa, các bé còn biết cách tái sử dụng những vật liệu bỏ đi để làm đồ chơi cho mình.

Chơi Trung Thu theo kiểu "ngày xưa"
Đọ xem đèn lồng ai làm đẹp hơn nào?

Chơi Trung Thu theo kiểu "ngày xưa"
Các bạn nữ thì lại rất thích thú với những chiếc mặt nạ và mũ công chúa do mình tự tay làm ra.

Chơi Trung Thu theo kiểu "ngày xưa"
Hồi hộp quá, pháo hạt bưởi hóa ra là chơi như thế này.

Khi được hỏi về cảm xúc của bản thân sau khi hoàn thành giờ học, các bé đều tỏ ra vô cùng thích thú. Bé Nam Khánh hồ hởi: “Con vui lắm, vì đồ chơi con tự làm ra rất là đẹp”. Trong khi bạn Trí Dũng và Bảo Hân tự hào và rất háo hức mong sớm đển ngày Trung thu để được đi chơi với đèn ông sao và mặt nạ của mình, thì Khôi Nguyên lại tỏ ra tiếc nuối: “Mặt nạ con làm đẹp lắm, có nhiều màu sắc nữa, nhưng bị rách mất rồi. Con rất muốn làm lại một cái khác.”



Để Trung thu năm nay của con có ý nghĩa hơn, mẹ có thể cùng bé làm chiếc kèn chơi Trung thu theo video dưới đây nhé! Không mất nhiều thời gian của mẹ mà lại có thể đem đến niềm vui bất tận cho con.

Chơi Trung Thu theo kiểu "ngày xưa"

Thứ Bảy, 22 tháng 9, 2012

Hình ảnh cá nhân

Lại Thị Hải Lý
Lại Thị Hải Lý
Lại Thị Hải Lý

Thứ Năm, 20 tháng 9, 2012

Lịch sử về ngày tết trung thu

Tết trung thu diễn ra vào ngày 15 của tháng 8 trong âm Lịch, đây là thời gian mặt trăng tròn nhất và sáng nhất, đây cũng là thời gian người Châu Á thu hoạch xong mùa vụ và bắt đầu tổ chức những lễ hội mà tiêu biểu trong đó là lễ hội trăng rằm. Món ăn được người Á Đông lưu tâm nhất trong mùa lễ hội này đó là bánh trung thu, với rất nhiều hương vị khác nhau và thường được thưởng thức với trà, thường là trà đặc.

Đối với người phương Đông, trung thu là một trong hai lễ hội quan trọng nhất sau tết âm lịch. Trong những ngày này các gia đình thường quây quần bên nhau, cùng ăn bánh trung thu, bưởi, uống trà và ngắm trăng. Có khi họ dùng bữa ngoài trời và trẻ con nông thôn thường hay đặt vỏ quả bưởi trên đầu như là một biểu hiện để xua đi những điều không may không tốt lành trong nửa năm vừa qua và cầm lồng đèn “đi dạo” khắp phố phường. Ngoài ra, đây cũng là ngày mà nhiều hoạt động văn hóa, lễ hội diễn ra: những buổi “hương khói” thần mặt trăng, đốt đèn lồng, múa rồng, múa lân.

Có rất nhiều truyền thuyết về ngày tết trung thu, dưới đây sẽ là hai truyền thuyết có lẽ là hay nhất, tình cảm nhất và một truyền thuyết trên khía cạnh lịch sử.
Lịch sử về truyền thuyết trung thu


Truyền thuyết đầu tiên

Ở Trung Hoa, tết trung thu đã có từ thời Đường Huyền Tông (Đường Minh Hoàng), đầu thế kỷ thứ 8. Theo truyền thuyết, sau khi dẹp xong An Lộc Sơn, Đường Minh Hoàng nhớ thương Dương quý phi không nguôi. Đêm rằm tháng tám, gió mát, trăng tròn thật đẹp, một vị tiên xuất hiện tình nguyện đưa vua đi gặp quý phi. Vị tiên hóa phép tạo một chiếc cầu vồng, một đầu giáp cung trăng, một đầu chấm mặt đất, nhà vua trèo lên cầu vồng đi lên cung Quảng, nhìn thấy quý phi xưa trong đoàn vũ. Trở về trần thế, vua luyến tiếc cảnh cung trăng đầy thơ mộng, đặt ra tết trung thu. Trong ngày tết này, lúc đầu chỉ uống rượu thưởng trăng nên còn gọi là tết ngắm trăng.

Truyền thuyết thứ hai

Liên quan đến Hậu Nghệ và Hằng Nga, một trong 4 đôi tình nhân nam nữ đã trở thành truyền thuyết nổi tiếng nhất của Trung Hoa.

Hằng Nga và Hậu Nghệ đều là những vị thần bất tử sống trên thiên đình. Một ngày kia, người con trai thứ 10 của Ngọc Hoàng đã phân thân thành mười mặt trời từ đó gây nên thảm kịch cho loài người. Trước tình hình đó, Hậu Nghệ, với tài bắn tên của mình đã bắn rơi 9 mặt trời nhưng vì tình cảm, đã tha chết cho bản thể thứ 10 của con trai của Ngọc Hoàng. Dĩ nhiên, Ngọc Hoàng không chấp nhận và rất phật ý. Ông ta đã trừng phạt Hậu Nghệ và Hằng Nga bằng cách bắt họ phải sống cuộc đời con người ở trần thế.

Sau khi xuống trần thế, hối tiếc cuộc sống bất tử đã qua, Hậu Nghệ đã bỏ nhà ra đi tìm thứ thuốc có thể trường sinh bất lão. Cuối cùng, chàng tìm thấy Tây Vương Mẫu, bà đã cho Hậu Nghệ linh dược, nhưng dặn rằng: mỗi người chỉ nên uống nửa viên để có được sự sống trường tồn.


Hậu Nghệ đem viên thuốc về nhà và để nó trong một chiếc lọ. Chàng đã cảnh báo Hằng Nga không được mở chiếc lọ ra để xem trong đó có gì và đi săn bắn trong vài tháng. Cũng giống như Pandora trong Thần Thoại Hi Lạp. Sự tò mò đã làm Hằng Nga mở chiếc lọ và tìm thấy viên thuốc, dĩ nhiên nàng đã uống hết viên linh dược mà không biết rằng mỗi người chỉ nên uống nửa viên. Hậu quả thật tai hại, Hằng Nga đã bay về mặt trăng mà không thể cứu vãn được. Kể từ đó cả hai người đã phải sống trong tình cảnh chia lìa, ngăn cách.

Truyền thuyết còn kể lại rằng nàng đã kêu gọi những con thỏ ở mặt trăng tạo ra viên thuốc giống như vậy để nàng còn quay về với người chồng ngày đêm mong nhớ, nhưng tất cả đều vô dụng.

Cuối cùng, trong sự hối hận và cắn rứt của cả hai người, Hậu Nghệ đã xây một lâu đài trong mặt trời và đặt tên là “Dương”, trong khi đó thì Hằng Nga cũng xây một lâu đài tương tự đặt tên là “Âm”. Cứ mỗi năm một lần, vào ngày rằm tháng 8, hai người được đoàn viên trong niềm hân hoan hạnh phúc. Chính vì thế mà mặt trăng luôn thật tròn và thật sáng vào ngày này như đê nói đến niềm vui, sự hân hoan khi được gặp mặt của hai con người này.

Truyền thuyết thứ 3 là về khía cạnh lịch sử

Ở khía cạnh lịch sử thì tết trung thu được cho là thời điểm kỷ niệm của quân Minh chống lại quân Nguyên vào đầu thế kỷ XIV. Vào thời đó, quân Minh đang nổi dậy chống lại triều đình nhà Nguyên chính vì vậy, việc tụ tập tại những nơi công cộng bị cấm. Thế nên nghĩa quân không thể liên lạc được. Một vị tướng của quân Minh thời đó nhận thấy rằng người Mông Cổ không ăn Bánh Trung Thu, chính vì thế ông ta đã mở một tiệm bán bánh và trong mỗi cái bánh là một miếng giấy nhỏ viết rằng: “Giết tất cả bọn Mông Cổ vào ngày 15 tháng 8”. Đêm trung thu năm đó, quân Minh đã tiêu diệt được quân Nguyên và giành chính quyền. Và sau đó là việc thành lập triều đại Nhà Minh( 1368 – 1644), dưới sự thống lĩnh của hoàng đế Chu Nguyên Chương. Kể từ đó, bánh trung thu không chỉ có giá trị ở khía cạnh văn hóa mà nó còn chứa đựng trong nó lòng tự hào dân tộc của người Trung Quốc.

Chính vì những lý do đó, tết trung thu trở nên một phần không thể thiếu của nền văn hóa Trung Quốc đến nỗi ngày nay rất nhiều người Trung Quốc đặt tên cho con gái họ là Nguyệt với ước mong con gái họ sẽ xinh đẹp, trong sáng và đầy đặn như mặt trăng vậy.

Thứ Tư, 19 tháng 9, 2012

Hội thảo Thai giáo theo Phương án 0 tuổi ngày 23/9/2012

Bạn thân mến!

-         Bạn có chắc mình đã biết toàn bộ các phương pháp chăm sóc thai nhi?

-         Bạn “thai dưỡng” rất tốt, nhưng bạn đã biết gì về “Thai Giáo”

-         Ngay từ khi còn trong bụng, bé yêu đã rất “hiểu chuyện”. Vậy bạn sẽ dạy những gì cho con? Tầm quan trọng “kinh khủng”của điều đó như thế nào?

-         Liệu có thể kích hoạt các khả năng của bé ngay từ trong bụng mẹ để bé “sẵn sàng” khi chào đời?

Hãy đón nhận lời giải đáp thực tiễn và hữu ích từ Tiến sĩ Nguyễn Minh Đức trong buổi tọa đàm với chuyên đề:

THAI GIÁO THEO PHƯƠNG ÁN 0 TUỔI
Đừng bỏ lỡ dù chỉ là một ngày

VIDEO Thai giáo theo Phương án 0 tuổi
Hội thảo thai giáo theo Phương án 0 tuổi ngày 23/9/2012

Nội dung buổi Hội thảo thai giáo theo Phương án 0 tuổi ngày 23/9/2012


Được tổ chức từ: 14h00 đến 17h30 ngày 23/9/2012

Tại: Rạp hát Hồng Hà – 51 phố Đường Thành, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Thông tin diễn giả

Đơn vị tổ chức: Viện nghiên cứu giáo dục trẻ thông minh sớm VSK - Đơn vị đầu tiên được chuyển giao công nghệ và ứng dụng công trình "Phương án 0 tuổi" tại Việt Nam.

Đơn vị thực hiện: Côngty CP Truyền thông và Giáo dục Vỹ Lâm.



Gía vé: 300.000đ/vé (Khuyến mãi cho 100 khách hàng đầu tiên mua vé với giá 200.000đ)

Liên hệ mua vé:

Tel :         04.3759.1912

Hotline:  0982.785.036 (Ms Hồng)

Email:    contact@vsk.vn

Website: www.vicer.com.vn

Chuyển khoản ngân hàng:

Tên TK:  Công ty Cổ phần giáo dục và đầu tư VSKGROUP

Số TK:    0491001933827 - Ngân hàng Vietcombank- Chi nhánh Thăng Long

Nội dung chuyển khoản: (Viết tên người chuyển): Mua vé tham dự Tọa đàm Thai giáo- Phương án 0 tuổi ngày 23-9-2012

Xem thêm thông tin về Phương án 0 tuổi:

- Truyền thông Việt Nam nói vế PA0T trên: VTC, VTV1, VTV2, VTC 10, VTC HD3...

http://vicer.com.vn/index.php/vi/news/Gioi-thieu/Gioi-thieu-Phuong-an-0-tuoi-tren-cac-don-vi-truyen-thong-303/

- Thế nào là Phương án 0 tuổi.

http://vicer.com.vn/index.php/vi/news/PHUONG-AN-0-TUOI/